Quy trình làm ra một sản phẩm mạ gồm những bước nào?

 Quy trình làm ra một sản phẩm mạ gồm những bước nào?

Hiện nay, mạ sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các ngành:

·         Chế tạo ô tô

·         Thiết bị điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ

·         Đồ gia dụng

·         Đồ trang sức

Việc mạ sản phẩm không chỉ cải thiện khả năng chống ăn mòn, giảm ma sát, tăng cường độ bám dính sơn, tăng từ tính của sản phẩm, hơn thế việc mạ sản phẩm còn làm tăng vẻ đẹp, sự hấp dẫn và giá trị cho sản phẩm.

 

Vậy quy trình làm ra một sản phẩm mạ đẹp được thực hiện như thế nào?

Quy trình làm ra một sản phẩm mạ gồm những bước nào?

Đầu tiên, phải xử lý tốt bề mặt sản phẩm cần mạ:

Tai sao phải làm như vậy? Vì nếu bề mặt không được làm sạch tốt, thì các lớp che phủ kể cả loại đắt tiền nhất cũng không thể bám được hoặc không ngăn chặn được tác động ăn mòn của môi trường bên ngoài. Do đó bước này cần phải làm cực kì cẩn thận. Các kỹ thuật xử lý bề mặt bao gồm mài, đánh bóng, phun cát, tẩy bằng axit, làm sạch bằng hóa chất…...

Thứ hai, mạ bề mặt sản phẩm:

Mạ về cơ bản là tạo ra lớp che phủ vô cơ lên bề mặt của chi tiết cần mạ nhằm đem lại các đặc tính mong muốn như chống ăn mòn, tạo độ cứng, chống mài mòn, chống rạn nứt, dẫn điện hoặc nhiệt, hoặc để trang trí. Những quy trình mạ phức tạp đặc biệt thường ứng dụng phương pháp mạ điện.

Các dạng mạ chủ yếu:

  • ·         Mạ không điện tích – thực hiện đơn giản chỉ là nhúng vật cần mạ vào bể mạ
  • ·         Mạ điện là quy trình phổ biến nhất tại các nhà máy. Trong một số kỹ thuật mạ điện, các ion kim loại trong môi trường dung dịch axit, kiềm, hoặc trung tính được giảm xuống trên vật cần mạ. Các ion kim loại trong dung dịch thường được bổ sung bằng sự tan rã kim loại từ cực dương kim loại rắn được làm từ chính kim loại đang mạ hoặc có thể được bổ sung trực tiếp dung dịch muối kim loại hoặc các loại oxit, xyanua, thường ở dạng muối hoặc kali xyanua, thường được dùng như một hoạt chất tổng hợp cho mạ cát-mi và các kim loại quý hoặc cho các dung dịch khác như các bể mạ đồng và kẽm.
  • ·         Mạ trên rá – đặt các chi tiết lên vị trí dễ mạ nhất để tiếp xúc với dòng mạ
  • ·         Mạ xung điện được sử dụng phổ biến để mạ vàng và hợp kim vàng, nickel, bạc, chromium, hợp kim chì thiếc…
  • ·         Mạ nhúng nóng là kỹ thuật mạ chi tiết kim loại bằng một kim loại khác để tạo ra lớp màng bảo vệ bằng cách nhúng chi tiết cần mạ vào trong một bồn nóng chảy. Mạ kẽm (kẽm nhúng nóng) là một dạng mạ phổ biến trong kỹ thuật tạo bề mặt nhúng nóng.

Việc lựa chọn hình thức mạ sẽ tùy thuộc vào mục đích và khả năng kinh tế của doanh nghiệp.

Cuối cùng, hoàn tất bề mặt xi mạ:

Hoàn tất bằng phương pháp thổi (blast finishing) giúp tạo ra các bề mặt mạ theo mong muốn như mờ hay bóng, thô hay mịn, và để lại hay loại bỏ những yếu tố không hoàn hảo khác.


►Để mạ được sản phẩm ưng ý với số lượng nhiều thì một yếu tố không thể thiếu đó là việc trang bị các thiết bị và hóa chất đi kèm.
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ HANSEI VINA chúng tôi là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấpcác thiết bị và phụ kiện trong ngành xi mạnhư: bể xi mạ, máy bơm lọc, máy làm lạnh, máy chỉnh lưu, thiết bị gia nhiệt…., hóa chất dùng trong xi mạnhư các chất phụ gia, chất xử lý bề mặt, niken, đồng tấm, kẽm thỏi……đồng thời tư vấn thiết kế, lắp đặt dây chuyền xi mạ, xử lý khí thải…

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, uy tín cùng lợi thế cạnh tranh về giá, chúng tôi rất mong muốn trở thành đối tác tin cậy của quý doanh nghiệp.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

Website: http://hoachatthietbixima.com/

Hotline: 098.549.3335

Email: hanseivina@gmail.com

Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google
icon Các tin tức khác
aaaa